Nền văn minh kiến trúc của các nước Đông – Nam Á và Nam Á

Nền văn minh kiến trúc của các nước Đông – Nam Á và Nam Á, ngoài các phần bị ánh hướng với tư cách là những nước “thuộc thế giới Ân Độ hóa” trong suốt quá trình phát triển của mình, ngoài cái “cội nguồn”, đã có những “biến thể” tùy theo địa lý, khu vực, và ngàv nay đã tìm thất, ngoài “cái chung”, là những “cái riêng” cho chính họ. Cái ảnh hưởng ngoại lai. mà chúng ta từng nói đến ớ Ân Độ, cũng xảy ra với Trung Quốc (nơi chủ trương “hỗn dung” nhưng không “hòa tan”) và đang là một số vấn để với các nước khác, nhưng các nước Đông – Nam Á, cũng như Korea, cho rằng sự “hội nhập” cũng là tất yếu và cần thiết.
Ở Ấn Độ, sau “những cuộc đối thoại” với phương Tây, sau ảnh hướng cứa Le Corbusier và Louis Kahn, đã nổi lên những kiến trúc sư lớn và những tác phám lớn như :
– Charles Correa với Tòa nhà Nghị viện (Vidhan Bhavan) bang Bhoval (1996), một cơ cấu kiến trúc phức tạp vừa bố cục tự do vừa chứa đựng trong một vòng tròn có cấu trúc mở. Trong suốt hơn 30 năm gán đây, Charles Correa đã là một cây đại thụ của kiến trúc thế giới, mà ngay sau khi tốt nghiệp ở đại học Massachusetts về, ông đã có những thành công đầu tiên là Nhà Tướng niệm Mahadma Gandhi (1963). ông đã phát triển những phong cách xây dựng địa phương và làm cho nó trở thành sang trọng và chính thống trong hàng loạt tác phẩm.
– B.v. Doshi với Học viện Công nghệ thời trang ở New Delhi (1991), một tác phẩm được thiết kế để cổ súy cho sự thịnh vượng của nền công nghiệp dệt may Ân Độ, một quần thể kiến trúc kiểu hợp nhóm, nhấn mạnh sân trong (chowk) và quảng trường chợ (moholla) từng thấy trong kiến trúc Ân Độ, nhưng với vật liệu hỗn hợp cả mới lẫn cũ là kính, gạch và bêtông.
Tiếp theo là KTS Pranav Desai với Trụ sở Công ty Gokuldas Images ớ Bangalore, KTS Raj Rewal với tác phẩm Văn phòng World Bank và Quần thể ờ Cao cấp dành cho Chuyên viên nước Anh, đều ở New Delhi. Một tác phẩm giàu tính kích thích nữa của B.v. Doshi là Nhà Trưng bày Husain – Doshi Gufa ớ Ahmedabah, công trình này có thể xem là một kiểu mẫu cách mạng của chủ nghĩa Biểu hiện mới.
Theo nhận xét của chúng tôi, kiến trúc Ấn Độ đương đại đã thành công ở chỗ các tác phẩm của nó đều “vừa tinh khiết” lại “vừa mộc mạc”.
Về Trung Quốc, thành tựu lớn nhất của nền kiến trúc trong gần 40 năm gần đây là xây dựng được một nền kiến trúc đô thị. Đó là những đô thị cũ được chỉnh trang, mở rộng và các đô thị mới hoàn toàn hiện đại. VI “bản lĩnh” cua kiến trúc lịch sử Trung Quốc quá lớn nên nó có thể “ngốn ngấu” những món ăn văn hóa kiến trúc hiện đại nhất ớ nước ngoài (chi kể riêng một loại hình kiến trúc nhỏ là Cửa hàng ăn kiểu Mc DonaTs, Trung Quốc đã có hơn 500 cái).