Liệu bạn có đang tập luyện quá nhiều?

Tập thể dục quá mức có thể đẩy bạn vào nguy cơ của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Làm thế nào để biết bạn đang đối phó với một hành vi gây nghiện hay chỉ là một tình yêu thể thao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Theo Bệnh viện McLean, có khoảng 95% những người bị rối loạn ăn uống đến các trung tâm thể dục.

- Giảm cân quá mức
- Thiếu dinh dưỡng
- Vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
- Thường xuyên bị chấn thương
- Tách biệt và suy giảm các mối quan hệ xã hội
- Tử vong (trong trường hợp rất nặng)
Nghiện tập thể dục là gì?

Họ có thể tập luyện bất kể bệnh tật, thương tích, hoặc các vấn đề sức khỏe khác có thể khiến hầu hết mọi người phải nghỉ tập.
Tập luyện quá nhiều

Bệnh viện McLean xác định một sự gia tăng đột biến về số lượng thời gian tập luyện, ví dụ, từ 30 phút mỗi ngày lên 2 giờ một ngày, có thể là một dấu hiệu cảnh báo chứng nghiện tập thể dục.
Bạn có nguy cơ không?
Mặc dù bất cứ ai cũng có thể tập luyện quá nhiều, nhưng những người nghiện tập thể thao có một vài đặc điểm như:
- Có khuynh hướng cầu toàn
- Cá tính cao
- Bận tâm quá mức về hình dáng cơ thể
- Sợ hãi hoặc bị ám ảnh về việc tăng cân
- Ít quý trọng bản thân
Theo Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ và trẻ em gái đang cố gắng để giảm cân bằng cách hạn chế ăn uống và tham gia vào các phác đồ tập luyện nghiêm ngặt có nguy cơ đặc biệt cao mắc chứng nghiện tập thể dục.
Dấu hiệu
Theo bệnh viện McLean, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu cờ đỏ của chứng nghiện tập thể dục như:
- Quá bận tâm với suy nghĩ về việc tập luyện và giảm cân
- Tập luyện nhiều lần trong ngày, thường xuyên luyện tập bất cứ khi nào có cơ hội
- Đặt việc tập luyện hơn hẳn tất cả các khía cạnh khác của cuộc sống, bao gồm gia đình, công việc, nghĩa vụ xã hội, và các quyền lợi khác
- Nhất định phải duy trì tập luyện đều đặn, bất chấp chấn thương, bệnh tật hoặc có các dấu hiệu của việc luyện tập quá mức
Bạn có thể thay đổi như thế nào?
Bạn có thể gặp nhiều khó khăn để thay đổi và đạt được những cân bằng tốt hơn. Điều này là bởi vì, đối với hầu hết mọi người, tập thể dục là một hoạt động lành mạnh mang lại lợi ích vật chất, tinh thần, và tình cảm. Trong khi bạn có thể cảm thấy rằng tập thể dục cho thấy những đặc điểm đáng ngưỡng mộ như tính kỷ luật, dũng cảm, sự hy sinh, và làm việc chăm chỉ, điều đó có nghĩa là bạn đang bị rối loạn.
Mặc dù có những thách thức này, nhưng các chiến lược sau đây có thể giúp bạn thay đổi cách tiếp cận của mình đối với tập thể dục và trở lại với một lối sống cân bằng.
Dưới đây là những cách thức giúp bạn thay đổi dần dần việc tập luyện quá mức của mình và tiến gần lại với cường độ bình thường:

- Hãy nói chuyện với một huấn luyện viên tin cậy, cố vấn hoặc một người bạn về tình hình của bạn đang gặp phải. Tìm hiểu xem họ đánh giá như thế nào về chế độ luyện tập khắc nghiệt cảu bạn.
- Thay đổi quan điểm về tập luyện. Hãy nhớ rằng “chất lượng hơn số lượng”.
- Khi có thêm thời gian, bạn không nên bổ sung thêm việc tập luyện vào thời gian biểu. Nếu bạn quên luyện tập thì cũng không nên tập “gấp đôi” vào ngày hôm sau.
- Hãy sử dụng thời gian vào các hoạt động giải trí khác. Bạn cũng nên dành thời gian cho gia đình, sở thích cá nhân hoặc lập mục tiêu mới cho mình trong các lĩnh vực khác của cuộc sống. Nếu bạn không còn hứng thú với việc tập luyện nữa thì bạn sẽ chỉ nhìn nhận nó như một hoạt động phải làm và không còn lệ thuộc vào nó.
Tiến gần lại với chế độ tập luyện lành mạnh
