Kiến Trúc

Kiến trúc và địa danh nối tiếng ở Hong Kong

Đối diện với bán đảo cửu Long là bờ Bắc của đảo Hồng Kông, mà từ Đông sang Tây phía bò’ Bắc này là một hệ trục với 4 – 5 đại lộ, là trục giao thông huyết mạch của Hồng Kông, trên đó đặt hầu hết các toà nhà chọc trời nổi tiếng nhất Hồng Kông, trong đó có một số tác phẩm nổi tiếng nhất thế giới.

Hệ trục chính và rừng nhà cao tầng nói trên có thế tựa vững chắc bới dải núi cao phía sau, mà trên đó có đỉnh Victoria (đinh Thái Bình) cao nhất, ở khu vực này có nhiều công trình văn hoá giải trí và các khu nhà ớ cao cấp cũng như các biệt thự sang trọng.

Vòng ra phía sau đảo, có nhiều loại hình thức kiến trúc và địa danh nối tiếng như công viên Hải Dương, vịnh Nước Cạn. Và nếu đi tiếp đế khép kín một vòng hòn đáo ngọc ta sẽ gặp một sỏ kiến trúc tôn giáo như đền Thanh Trấn, đền Thiên Hậu.

Kiến trúc và địa danh nối tiếng ở Hong Kong 1

Tòa nhà cao nhất Hồng Kông nhìn từ phía Wan Chai

Về hệ thống kiến trúc chính của Hồng Kông chạy men theo bờ Bắc của đảo, chúng ta có thể có nhiều cách để “thưởng ngoạn”, để “tiếp cận”.

Theo kinh nghiệm thu được qua tham quan khảo sát, chúng ta có thể chiêm ngưỡng hệ thống này từ “cận cảnh”, từ “trung cảnh” hay từ những điểm nhìn kiểu “phối cảnh chim bay”.

Từ cận cảnh, chúng ta có thể nhìn ngắm Hồng Kông đứng trên mũi đảo Wan Chai, nơi có toà nhà mới (New Wing) của Trung tâm Hội nghị vá Triển lãm Hồng Kóng (Hongkong Convention & Exhibition Centre), đó là một cấu trúc không gian có hệ mái và hình thức kiến trúc hết sức tân kỳ. Vì đáy là nơi diễn ra lề chính thức trao trả Hồng Kông về với Trung Quốc nắm 1997, nên phía mặt chính của nó còn có tượng đài kỷ niệm Hồng Kông trở về với Trung Quốc và tác phấm điêu khắc Đoá hoa Tứ Kinh bằng vàng tượng trưng cho sự nở rộ vĩnh cửu (Forever Blooming Bauhinia’s Sculpture). Cảnh trí vàng son lộng lẫy ớ đây, vào nhũng buổi sáng đẹp trời tràn ngập ánh nắng, sẽ tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách.

Từ đây, có thể phóng tầm mắt theo Đại lộ Fleming để “cảm nhận” một số kiến trúc chọc trời đầu tiên mà căn cứ vào vị trí và sự gia công kiến trúc, ta có thế cho đó là những công trình quan trọng. Công trình cao nhất khu vực này là Central Plaza, được phù trợ bới hai quần thể nhà cao tầng không kém phần hấp dẫn là Renaisance Harbour View và khách sạn Grand Hyatt. Cũng ở đây có một cặp song sinh – hai toà nhà cao tầng – có phong cách hết sức thuần thiết và khúc triết là toà nhà Great Eagle Centre và China Resources Building.

Thật ra, nhìn từ bán đảo Cửu Long sang, chắng hạn từ Trung tâm văn hoá Hổng Kông cũng như Bảo tàng nghệ thuật, bảo tàng Không gian Hồng Kông sang phía đối diện, ta cảm thấy toàn cảnh Hồng Kỏng như là một “bàng” hay một “dải” nhà trọc trời với đúng nghĩa của một “trường đoạn tuyến”, mà thiên về phía bên tay phải ta thấy toà nhà tháp Bank of China (Ngân hàng Trung ương), tác phẩm của Ieoh Ming Pei, 70 tầng, cao 315 mét, nếu kể cả cột ăngten sẽ cao tới 367 mét, đáy dạng hình vuông 52 X 52 mét, có hình khối kiểu một trò chơi càng lên cao càng tháo dần máng khối, là “lưỡi kiếm mạnh”, là “chiếc đòn bẩy” của ngành tài chính Trung Quốc ở Hồng Kông; toà nhà Ngân hàng Hồng Kông – Thượng Hải (Hongkong Bank Building), tác phẩm tiêu biểu của nển kiến trúc High-Tech của KTS Norman Foster, 41 tầng, cao 180 mét, một Landmark (cột mốc) đích thực của Hồng Kông. Tiếp theo là các toà nhà International Finance Centre và toà nhà The Center v.v… đến Hồng Kông trong những ngày gần đây, chúng ta còn có thể chứng kiện sự hình thành ớ khu vực này, một toà tháp vượt lên trên tất cả các cao ốc khác, nó là một khối tháp bằng thép bọc kính màu bạc mảnh nhẹ và càng lên cao càng thon dần. Toà nhà không chí tượng trưng cho sức mạnh kinh tế cùa Hồng Kồng bới nó cao nhất thành phố mỹ lệ này, mà còn vào loại thế hệ nhà chọc trời kiểu mới cao nhất thế giới.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button