Kiến Trúc

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới

Thật ra kiến trúc Đông – Nam Á và Australia đang được nhiều kiến trúc sư, có cùng quan điểm hay riêng rẽ, chia sẻ những bước tiến và tạo lập nên những lộ trình đặc thù cho khu vực này.

Chúng ta có thể kê ra một số tên tuổi sau :

–   KTS Mathew Bunnag (Thái Lan), tác giá Khách sạn Baiyoke – Kandavvgyi ó’ Myamar (1996).

–   KTS Chan San Yan (Malaysia), tác giả Khách sạn Hard Rock (Marocco, 2000) (chú thích : ngoài khu vực Nam Á).

–   KTS Budi Lim (Indonesia), người đã trùng tu Nhà lưu trữ Adaptiv Reuse of Archives Jakarta (2000).

–   KTS Laurence Loh (Malaysia), người đã bỏ ra 9 năm trời (1991 – 2000) đế cải tạo và phục hồi công trình Cheong Latt Sze Mansion Penang, Malaysia (một khách sạn kiểu Trung Hoa).

–   KTS William Lim (Singapore) với tác phấm Trung tâm Cộng đồng Marine Parade Community Club, Singapore (2000), Lim cũng là người đã cùns với KTS Tans Guan Bee người Singapore thiết kế khách sạn Evason Gallery Hotel ớ Singapore (2001).

–  KTS Kerstin Thompson, một kiến trúc sư trẻ người Australia, tác giả công trình Shelt Meta Residence Melbourne (2001), Thompson cũng cùng với Vãn phòng Kiến trúc RMIT Melbourne hoàn thành một số nhà ớ khác rất đáng chú ý.

–  KTS Donald Bates (người Mỹ. sinh sống và dạy học ở châu Âu), tác giả Trung tàm Văn hóa ở Melbourne. Federation Square Melbourne (2002) và BMW Central Building Melbourne (2003).

Qua một số cách nhìn nhận và đánh giá tác giả của nhiều nhà nghiên cứu, ta thấy kiến trúc khu vực và lục địa (Đông – Nam Á, Australia, châu Á) nhiều khu mang tính chất xuyên – khu vực và liên – lục địa.

Trong nhũng tài năng xuyên – khu vực này, chúng ta cũng nên kế ra tên tuổi của Gary Chang, người Hồng Kông, tác giả của nhiều ngôi nhà ỏ’ nổi tiếng trong đó có ngôi nhà Vali (Suitcase House, 1996), được coi như một “ví dụ siêu phàm” về trí tướng tượng của con người.

Nhũng hướng đi của các kiến trúc sư trên, ngoài việc được sự dần đạo cùa Charles Correa, còn phải kể đến ảnh hướng lớn lao của Hassan Fathy, kiến trúc sư người Ai Cập (1899 – 1981), (một con người đã suốt đời không mệt mỏi đi tìm sự kết hợp giữa kiến trúc với vật liệu địa phương, các kiểu vòm địa phương) và của Geoffrey Bawa, kiến trúc sư người Sri Lanka, một tài năng tầm cỡ quốc tế, đã từng học kiến trúc ở Anh (đã nâng tầm các vật liệu địa phương lên trình độ hiện đại và luôn gắn kết kiến trúc của mình với môi trường, thiên nhiên).

Khái niệm về kiến trúc châu á trong thiên niên kỷ mới là một khái niệm đang được tiếp tục tìm tòi. nhưng vào thời kỳ sau Hiện đại, châu Á bắt đầu nhận thức được sự nguy hiểm của kiến trúc Hậu hiện đại. Theo William Lim, các kiến trúc sư châu Á chịu ảnh hưởng của Mỹ về hai mặt: bắt chước kiểu xây dựng đô thị và nhấn mạnh trang trí kiến trúc. Hậu quả là sau khi cải tạo khu phố cổ ở Singapore, nơi đây đã trở thành nơi trống vắng không có người (và Rem Koolhaas đã gọi hiện tượng này là “sự dọn sạch tất cả mọi thứ”). William Lim cũng đánh dấu hỏi về sự phát triển ồ ạt đường cao tốc ớ Kuala Lumpur Bangkok, cho rằng liệu nó có phá vỡ cấu trúc nguyên thúy của các cộng đồng dân CU’ hay không. Ngay những hình ảnh “gây ấn tượng mạnh” như các ga xe lửa siêu tốc ở Thượng Hải, có thể gây một cảm giác tự hào nào đó, nhưng bên cạnh sự kỳ vĩ của chúng là sự tàn phá môi trường. Chính vì vậy, các kiến trúc sư Đông – Nam Á cũng như châu Á, trong khi đi tìm đặc điểm riêng cho từng nước, từng địa phương, hay khu vực, trong khi sáng tác và xây dụng tác phẩm của mình, một trong những hướng tư duy của họ phải là quan tâm đến môi trường và lịch sử.

Riêng đối với kiến trúc Đông – Nam Á, do nằm kẹt giữa hai cực lớn là Ấn Độ và Trung Quốc, lại nằm giữa cả thế giới mênh mông, xu hướng “lồng ghép” và “điều chỉnh” kiến trúc cho phù hợp với trật tự kinh tế thế giới – có lẽ chỉ là một phần của giải pháp. Theo chúng tôi, “điều kiện, tập quán nhân văn bản địa” và “khí hậu khu vực” là những vấn để cần tiếp tục đi sâu. Một hình tượng đa chiều về kiến trúc Đông – Nam Á thời kỳ sau hiện đại đang được lắp dựng và cần được tiếp tục hoàn thiện.

 Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Biệt thự Ahmedabad, Ấn Độ KTS. Le Corbusier

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Nhà ở cao tầng kiêm công trinh thương nghiệp Menara Menisiaga ở ngoại ó Kuala Lumpur, tác phẩm của Ken Yeang

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Viện miễn dịch quốc gia Ấn Độ, New Delhi, 1990 KTS. Raj Rewal

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Văn phòng làm việc Balkrrishna Doshi ở Ahmedabad, Ấn Độ – 1981

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Khách sạn Triton. Ahungala, Sri Lanka – 1982 KTS. Geoffrey Bawa

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Toà nhà Nghị viện Vidhan Bvahan, bang Bhopal, An Độ – 1996. KTS, Charles Correa

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Công trinh Gallery Nghệ thuật Husain-Doshi Gufa ở Ahmedabad, Ấn Độ – 1993 KTS. B. V. Doshi

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Nhà khách Quốc tế số 12 ở Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh, Trung Quốc – 1983 KTS. Quách Di Xương

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Mediatheque Sendai, Nhật Bản – 2002 KTS. Tokyo

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hổng Kông KTS. Simon s. M. Kwan

Khái niệm về kiến trúc châu Á trong thiên niên kỷ mới 1

Trung tâm cộng đổng Marine Parade Community Club, Singapore – 2000 KTS. William Um

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button