Cuộc Sống

Định nghĩa của thuật ngữ tri giác

Chúng ta ở trong môi trường có rất nhiều lực tác động. Các thần kinh cảm giác của chúng ta luôn dồn dập chịu tác động của một loạt các kích thích trong môi trường, nhờ đó chúng ta nhận biết (mặc dù bằng một cách lựa chọn đặc biệt) luồng ánh sáng, tiếng động hoặc hoá chất nào đó thông qua những kinh nghiệm về mặt cảm giác của chúng ta. Cám giác hoặc thõng tin này về các kích thích sẽ truyền qua các dây thần kinh truyền cảm tới cơ quan thần kinh trung ương.

Nên nhớ rằng quá trình tâm lý, cho tới giai đoạn này mới chỉ giới hạn chặt chẽ ớ mức cảm giác hoặc nhận biết về một hoặc hai tác động hiện đang tồn tại trong mỏi trường cua chúng ta. Thí dụ: mắt giúp chúng ta nhận ra kích thích về ánh sáng, lúc này nó chưa “nhìn thấy rõ ràng” như quyến sách hoặc cái bút. Tai giúp chúng ta nhận ra các kích thích về âm học nhưng không chí rõ đó là tiếng rú của còi tàu hay tiếng hót líu lo của chim chóc. Vấn đề là điều gì đây đang diễn ra trong cơ quan thần kinh trung ương của chúng ta ? Làm thế nào chúng ta có thê có khả năng phân tích, xác định, phân loại, giải thích và rút ra ý nghĩa cúa sự nhận biết hay ấn tượng cảm giác liên quan tới các tác động đặc thù ? Nói cách khác bằng cách nào não cùa chúng ta có khả nâng tố chức và chuyên tải bức thông diệp mã hoá bằng cám giác về một loạt các tác động trong thế giới quanh ta thành những hình thái có ý nghĩa ? Câu trả lời cho các câu hỏi đó có thể tìm thấy thông qua tâm lý học của tri giác.

Trước hết chúng ta hãy cố làm quen với ý nghĩa của thuật ngữ tri giác.

Ý nghĩa của tri giác

Thuật ngữ tri giác có thể có rất nhiều định nghĩa như nêu dưới đây:

E. E. Boring, H. s. Langfield và H. p. Weld: “Tri giác là hoạt động xảy ra đáu tiên trong chuỗi hoạt động bắt đầu băng kích thích và kết thúc là hành động” (1948 tr. 10).

Charles G. Morris: “Tất cả các quá trình liên quan tới việc tạo ra các hình thái ý nghĩa từ một mớ hỗn độn các ấn tuợng cảm giác đều thuộc về chủng loại tri giác” (1979 Tr. 35).

Edmund Fantino and G. s. Renolds: “Tri giác là quá trình tổ chức qua đó chúng ta có thể lý giải các tác động cảm xúc của đầu vào (1975 tr. 262) Desiderato, D. B. Howieson và J. H. Jackson: “Tri giác là sự nhận biết vật thể. sự kiện hoặc các mối quan hệ đạt được bằng cách chắt lọc thông tin từ đó giải thích các cảm giác” (1976 tr. 128).

R. E. Silverman: “Tri giác là một mặt nhận thức mang tính hành vi cá nhân bới vì đó chính là cách mỗi người xử lý các thông tin thô họ tiếp nhận từ xung quanh và biến chúng thành những hình thái có ý nghĩa.

Từ các định nghĩa trên chúng ta có thể đi đến các kết luận sau về bản chất và ý nghĩa cúa thuật ngữ tri giác.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button