Các đơn thể kiến trúc và quần thể kiến trúc công cộng,

Đi vào các đơn thể kiến trúc và quần thể kiến trúc công cộng, một sô tác phẩm thành công ta có thể kể ra là :
– Quần thể Á Vận hội (Olympic châu Á), Bắc Kinh của Mã Quốc Thanh.
– Khách sạn Long Bách, Thượng Hải của Trương Diệu Tăng (1982).
– Tòa nhà khách Quốc tế số 12 ở Điếu Ngư Đài. Bắc Kinh của Quách Di Xương (1983).
– Nhà thi đấu Thiên Tân của Lưu cảnh Lương và Vương Sĩ Hướng (1994).
– Nhà tưởng niệm 100 năm Đại học Thiên Tân của Bành Nhất Cương (1995).
– Nhà Bảo tàng ớ Hà Nam của Tề Khang (1998).
Trên đây là một số tác phẩm được một số học giả Trung Quốc bình chọn. Bên cạnh các tác phẩm có quy mô lớn, có tác phẩm khối tích rất bé, nó tưởng chừng như rất mâu thuẫn với sự đồ sộ, hùng vĩ của các đô thị Trung Quốc hiện nay, như Công trình Tướng niệm 100 năm Trường đại học Thiên Tân của KTS Bành Nhất Cương, thực sự nó là một món đồ trang sức quý giá. Trong khi đó, một số nhà phê bình Trung Quốc, châu Á và thế giới lại thừa nhận tầm quan trọng và vai trò của Chang Yong Ho (Trương Vĩnh Hòa, một kiến trúc sư 40 tuổi trong nền kiến trúc mới Trung Quốc, với các tác phẩm nối tiếng như Split House (Ngôi nhà phân rã) ở Bắc Kinh (1996) và Cấu trúc Design bằng tre đã trưng bày ở một Biennale Venise có tên là Urbanizing Bamboo.
Theo nhận xét của chúng tôi, trong kiến trúc đô thị Trung Quốc, chúng ta có thê tìm thấy vô số “tác phẩm khổng lồ” cũng như vô số “tác phẩm li ty”, đồng thời tìm thấy vô số những cái “kiểu phương Đông” cũng như “kiểu phương Tây”, tiếp theo là các “kiểu Trung ương” và “kiểu Bản địa”. Chúng cùng cộng sinh với nhau, cùng được trau chuốt như nhau và hình như đều được “chuyến hóa” đế đều “mang màu sắc Trung Quô’c”.
Gần đây, có một số tác phẩm kiến trúc khá gây ấn tượng là tòa nhà Trung tâm Thương mại Địa Vương ở thành phố Thâm Quyến (phát triển theo chiều cao, cao nhất Thâm Quyến) và Nhà ga Hàng không Chu Hải, thành phô’ Chu Hải (phát triển theo bề rộng, dàn trải theo chiều ngang). Chiếm lĩnh chiều cao với tư cách là một tháp kính hay dàn trải trên mặt đất với cấu trúc mái không gian mảnh và nhẹ, đường nét chung của hai tác phẩm này là rất tân kỳ. hiện đại.
Đôi với Nhật Bản, sự nhảy vọt của nền kinh tế những năm 1960 đã tạo đà cho việc phát triển kiến trúc một cách không tiền khoáng hậu. Có thể chúng ta đã quen biết nhiều với Kenzo Tange, Arata Isozaki, Kisho Kurokawa. Fumihiko Maki, Hiroshi Hara và Tadao Ando. Đó là những “đính” với đúng nghĩa cứa nó.
Trẽn ngưỡng cửa của nhũng năm 2000, chúng ta nên khắng định thêm hai khuôn mặt vững vàng, được thế giới thừa nhận mà quan điểm và tác phám của hai kiến trúc sư này có sức hấp dẫn rất mạnh:
– Toyo Ito (sinh năm 1941), với tác phẩm Sendai Mediatheque ớ Sendai (2001), với ý tướng phá vỡ hình thức cột truyền thống, ông đã tạo ra những “bó cột” trong công trình của mình, còn từ nhiều năm trước đã nối tiếng với nhà bảo tàng Yatsushiro (1991). Tháp Gió ớ Yokohama (1986). nhà Báo tàng Shimosuwa ớ Nagano (1993) cũng như dự án o hall,
– Shuhei Endo (sinh năm 1960), là một trong những kiến trúc sư trẻ quan trọng nhất Nhật Bản hiện nay, vói các tác phẩm Rooftecture K ở Nhật Bán (năm 2000), Nishimura City (2000), Springtecture B (2002) và Rooftecture B (2002), v.v. trong đó nhiều công trình thuộc loại trường học. Cũng nên ghi nhận ràng có một tác phẩm dự thi của Endo ở Singapore năm 2001. tuy “không được xem xét” nhưng gây tiếng vang lớn, đó là phương án Duxton Plain Competition.
Nhìn nhận con đường đang đi hiện nay của kiến trúc Đông – Nam Á, nếu không cẩn thận thì chúng ta dễ có những sự ngộ nhận. Đó là khi nhận xét kiến trúc khu vực này, chúng ta lầm tưởng đó chỉ là Quần thể OUB cao chất ngất ớ Singapore (tác phẩm của Kenzo Tanee), chỉ là Tòa tháp đôi Petronas cao nhất thế giới ỏ’ Kuala Lumpur (tác phẩm của Cesar Pelli), cũng như một số nhà chọc trời ở Đông – Nam Á của Ken Yeang.